Giới thiệu chất hoạt động bề mặt và cách sử dụng

Hiện tượng cơ bản của chất hoạt động bề mặt là hấp phụ, nó có thể dẫn đến hai hiệu ứng hoàn toàn khác nhau: Làm giảm một hay nhiều sức căng bề mặt ở các mặt phân giới trong hệ thống. Bền hóa một hay nhiều mặt phân giới bằng sự tạo thành các lớp bị hấp phụ. Một tác nhân hoạt động bề mặt là một vật liệu có tính chất làm thay đổi năng lượng bề mặt mà nó tiếp xúc.

Việc sử dụng chất hoạt động bề mặt trong mỹ phẩm:

Có 5 lĩnh vực chính tùy thuộc vào tính chất của chúng

– Tẩy rửa

– Làm ướt khi cần có sự tiếp xúc tốt giữa dung dịch và đối tượng

– Tạo bọt

– Nhũ hóa trong các sản phẩm, sự tạo thành và độ bền của nhũ hóa tương là quyết định, ví dụ trong kem da và tóc

– Làm tan khi cần đưa vào sản phẩm cấu tử không gian, ví dụ như đưa hương liệu

Phân loại chất hoạt động bề mặt:

Tất cả các chất hoạt động bề mặt thường có một đặc điểm chung về cấu trúc: phân tử có 2 phần: một phần kỵ nước và một phần ưa nước.

Phần kỵ nước thường là các mạch hay vòng hydocacbon hay hỗn hợp của cả hai

Phần ưa nước thường là các nhóm phân cực như các nhóm carboxylic, sulfate, sulfonate…

Có thể phân loại chất hoạt động bề mặt theo nhiều cách, nhưng có lẽ hợp lí nhất là phân loại theo tinh chất ion, ta có bốn loại:

Chất hoạt động bề mặt anion.

Chất hoạt động bề mặt cation.

Chất hoạt động bề mặt không ion.

Chất hoạt động bề mặt lưỡng tính

3C luôn đồng hành và chia sẽ nhưng kinh nghiệm mỹ phẩm đến mọi người !

* Tham khảo danh mục nguyên liệu mỹ phẩm tốt nhất hàng đầu tại Việt Nam

Liên hệ bộ phận chăm sóc khách hàng của 3C SHOP để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí

Địa chỉ:
HCM: Lầu 1, 79 Đào Duy Từ, Phường 5, Quận 10 | 1900636133 phím 2
Đà Nẵng: 48/5 Lê Duẩn, Quận Hải Châu | 1900636133 nhấn phím 1
Nhà máy gia công mỹ phẩm: Lô C8-A CCN Thanh Vinh mở rộng, Liên Chiểu, Đà Nẵng
Bán hàng: sale@3cshop.vn | Kinh doanh: marketing@3cshop.vn

Bình luận về bài viết này

Tạo một blog miễn phí với WordPress.com.

Up ↑